Trải nghiệm top 6 lễ hội ở Sóc Trăng mà du khách không thể bỏ qua

Là một trong những vùng đất tại đồng bằng Sông Cửu Long mang nét giao thoa giữa các nền văn hóa độc đáo gồm Kinh - Khmer - Hoa. Không quá ngạc nhiên khi ở Sóc Trăng du khách có thể tìm thấy được những món ăn đa dạng sắc thái cho đến những lễ hội truyền thống ấn tượng mang đậm nét văn hóa dân tộc. Hãy cùng Go Travel điểm danh top 6 lễ hội ở Sóc Trăng mà du khách không thể bỏ qua trong bài viết này bạn nhé!

Trải nghiệm top 6 lễ hội ở Sóc Trăng mà du khách không thể bỏ qua

Trải nghiệm top 6 lễ hội ở Sóc Trăng mà du khách không thể bỏ qua

Lễ hội là một trong những sự kiện văn hóa với tính cộng đồng cao. Mỗi một tỉnh, mỗi một vùng đều có những lễ hội đặc trưng riêng của vùng đó. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, ở Việt Nam diễn ra hơn 500 lễ hội cổ truyền lớn nhỏ khác nhau vào mỗi năm. Mỗi một tỉnh thành lại là nơi quy tụ của nhiều dân tộc khác nhau. Việc cùng nhau sinh sống qua nhiều thế kỷ cho đến nay đã tạo nên nhiều nét đặc thù về sinh hoạt văn hóa lễ hội truyền thống ở địa phương.

Và Sóc Trăng, ngôi nhà của ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa với dân số hơn 1,3 triệu người. Đã có được những lễ hội riêng cũng như cùng của ba dân tộc diễn ra xuyên suốt quanh năm trên địa bàn.

Top 6 lễ hội ở Sóc Trăng mang nét truyền thống độc đáo

1. Lễ hội Cúng Phước Biển ở Sóc Trăng

Đây là một trong những lễ hội truyền thống ở tỉnh Sóc Trăng của đồng bào người Khmer vùng biển Vĩnh Châu,. Đồng bào Khmer gọi lễ hội này là Chrôi Rum Chếk, và tên dân gian được nhiều người biết đến là Lễ Cúng Phước Biển. 

Lễ hội Cúng Phước Biển được diễn ra vào ngày 14, 15 tháng 2 (âm lịch) hàng năm. Với mục đích tạ ơn biển cả đã cho con người nguồn hải sản quý giá. Đồng thời cầu nguyện cho người dân đi đánh cá trên biển được bình yên, đánh bắt được nhiều tôm cá.

Buổi lễ bắt đầu bằng lễ cầu siêu, tưởng nhớ công ơn tổ tiên, tạ ơn biển cả tại chùa Cà Săng. Sau đó là đến lễ rước tượng Phật từ chùa Cà Săng đến khu vực hành lễ cầu nguyện tam bảo cầu quốc thái dân an và chư tăng thuyết pháp. Bên cạnh các nghi lễ, trong lễ hội còn có các hoạt động giải trí như:

  • Đua bò kéo xe,

  • Đua ghe ngo trên cạn,

  • Thi đua tưới rẫy, đẩy xiệp,

  • Thi lượm củ hành,...

Lễ hội Cúng Phước Biển ở Sóc Trăng 

Lễ hội Cúng Phước Biển ở Sóc Trăng

2. Lễ hội truyền thống Chôl Chnăm Thmây mừng năm mới của người Khmer

Chôl Chnăm Thmây (hoặc Chaul Chnam Thmay) là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Trong đó, chữ "Chôl" nghĩa là vào còn chữ "Chnăm Thmây" nghĩa là năm mới. Lễ hội này có nhiều nét tương đầu với Tết Bunpimay của Lào, Tết Songkran của Thái Lan, Tết Thingyan của Myanmar. Được tổ chức vào khoảng ngày 14 - 16 tháng 4 dương lịch với nhiều nghi lễ cúng bái cùng trò chơi dân gian.

Lễ hội truyền thống Chôl Chnăm Thmây mừng năm mới của người Khmer 

Lễ hội truyền thống Chôl Chnăm Thmây mừng năm mới của người Khmer

Ngày xưa, lễ hội truyền thống ở Sóc Trăng - Chôl Chnăm Thmây thường kéo dài từ 10 - 15 ngày để chào đón mùa mưa và mùa màng mới. Tuy nhiên, với xu hướng đơn giản hóa lễ hội, hiện thời gian diễn ra lễ hội chỉ còn 3 ngày (chưa kể thời gian chuẩn bị trước đó).

Để chuẩn bị cho lễ Chôl Chnăm Thmây, người dân Khmer thường mua sắm trang phục mới, quét dọn sửa sang nhà cửa. Cũng như chuẩn bị đầy đủ đồ ăn, thức uống cho ngày tết. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, bà con Khmer sẽ:

  • Tắm gội, mặc quần áo đẹp, đội cỗ lên chùa rước Đại lịch (Maha Sangkran)

  • Ngày thứ hai diễn ra lễ dâng cơm và đắp núi cát

  • Vào ngày thứ ba của Tết, bà con sẽ làm Lễ tắm tượng Phật và Lễ cầu siêu.

  • Bên cạnh còn có các hoạt động hấp dẫn như: đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa, hát đối đáp Aday, hát Dù kê...

3. Lễ hội Ok Om Bok

Lễ hội Ok Om Bok là một trong những lễ hội lớn trong năm của đồng bào Khmer bên cạnh các lễ như Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, lễ cúng ông bà Sene Dolta,... Lễ hội này được tổ chức nhằm tạ ơn thần Mặt trăng đã bảo vệ mùa màng, đem mưa thuận gió hòa để mùa màng được bội thu. Đồng thời còn là để cầu nguyện cho bà con được bội thu mùa vụ tới.

Bên cạnh các nghi lễ cúng bái mặt trăng, đút cốm dẹp cho trẻ em,... Lễ hội còn các hoạt động đặc sắc như:

  • Thả đèn gió, thả đèn nước,...

  • Hoạt động đua ghe ngo

Đặc biệt hoạt động đua ghe ngo là một trong những đặc trưng của lễ hội Ok Om Bok ở Sóc Trăng. Đua ghe ngo diễn ra ở rất nhiều khu vực nơi sinh sống của bà con Khmer. Thế nhưng lễ hội đua ghe ngo ở Sóc Trăng là một trong những lễ hội đua ghe ngo lớn nhất toàn quốc. Thu hút nhiều đội đua từ nhiều tỉnh thành như Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang, Cần Thơ,... và du khách trong - ngoài nước đến tham dự.

Hoạt động đua ghe ngo diễn ra trong lễ hội Ok Om Bok ở Sóc Trăng 

Hoạt động đua ghe ngo diễn ra trong lễ hội Ok Om Bok ở Sóc Trăng

Theo số liệu thống kê, ngày hội đua ghe ngo Sóc Trăng năm 2022 đã có đến hơn 56 đội tham gia. Cũng theo Ban Tổ chức, trong khuôn khổ ngày hội sẽ diễn ra lễ công bố quyết định xác lập kỷ lục Guinness Việt Nam "Đua ghe ngo môn thể thao của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng có số lượng ghe và vận động viên tham dự nhiều nhất".

4. Lễ hội Sene Dolta

Lễ hội Sene Dolta cũng là một trong những lễ hội của người Khmer ở Sóc Trăng. Hàng năm cứ vào ngày 29 tháng 8 đến ngày mùng 01 tháng 9 Âm lịch, bà con Khmer nô nức tổ chức lễ Sene Dolta. Lễ hội này được tổ chức với ý nghĩa như lễ vu lan báo hiếu thể hiện tấm lòng thành kính với ông bà tổ tiên đã khuất.

Trong dịp này các thành viên trong gia đình sẽ cử 1-2 người đến chùa hỗ trợ. Những người còn lại thì tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ và chuẩn bị các món ăn truyền thống để dâng lên ông bà tổ tiên. Có 4 nghi thức chính diễn ra trong lễ Sen Dolta:

  • Lễ đặt cơm vắt (Bos Bai Ben),

  • Lễ cúng ông bà (Sen Dolta),

  • Lễ rước ông bà (Pchum Ben) và 

  • Lễ đưa tiễn ông bà (chun Đôn Ta)

5. Lễ hội Sông nước miệt vườn

Cứ vào đúng ngày 4-5/5 âm lịch hàng năm, tại cồn Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, tỉnh Sóc Trăng sẽ diễn ra ngày hội Sông nước miệt vườn. Lễ hội này được tổ chức để tôn vinh trái cây miệt vườn và người làm vườn Nam bộ. Trong ngày diễn ra lễ hội du khách sẽ chiêm ngưỡng, thưởng thức các loại trái cây miệt vườn như:

  • Cam sành Ba Trinh, 

  • Mít nghệ An Mỹ, 

  • Bưởi da xanh Kế An, 

  • Bưởi năm roi Kế Thành, 

  • Chôm chôm Phong Nẫm, 

  • Măng cụt An Lạc Tây....

Lễ hội Sông nước miệt vườn được tổ chức để tôn vinh các loại trái cây và người làm vườn. 

Lễ hội Sông nước miệt vườn được tổ chức để tôn vinh các loại trái cây và người làm vườn.

Bên cạnh hoạt động triển lãm, lễ hội còn có hoạt động hấp dẫn như:

  • Hội thi liên hoan ẩm thực

  • Giải đua thuyền rồng

  • Liên hoan đờn ca tài tử

  • Các trò chơi dân gian...

6. Lễ hội Thác Côn

Đây cũng là lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer tại vùng An Trạch tỉnh Sóc Trăng. Lễ hội Thác Côn ở Sóc Trăng hay còn gọi là lễ hội cúng dừa là hình thức cúng cầu an độc đáo của bà con người Khmer với những lễ vật dâng cung mang đậm sắc màu bản địa như trầu cau, sen, dừa,... Điểm nhấn là những bình bông được làm bằng trái  dừa độc đáo. Với ước mong về sự an lành hạnh phúc trong cuộc sống. Ngoài ra, bà còn còn gửi gắm lời cầu nguyện mưa thuận gió hòa, mùa màng được bội thu.

Hình ảnh những trái dừa được làm thành 'bình hoa" trong lễ hội Thác Côn 

Hình ảnh những trái dừa được làm thành 'bình hoa" trong lễ hội Thác Côn

Hình ảnh những trái dừa được làm thành 'bình hoa" trong lễ hội Thác Côn 

Hình ảnh những trái dừa được làm thành 'bình hoa" trong lễ hội Thác Côn

Chữ Thác Côn trong tiếng Khmer mang ý nghĩa là "Đạp Cồng" bởi nó có liên quan đến truyền thuyết chiếc cồng vàng ở An Trạch. Câu chuyện được kể rằng, thuở xưa vùng An Trạch bỗng dưng lại xuất hiện một cái gò đất có hình dạng như chiếc cồng. Điều đặc biệt là chân người dẫm lên gò đất còn nghe được âm thanh vang. Về sau tiếng cồng trong gò đất dần nhỏ lại rồi biến mất hẳn. Người dân cho rằng đây là điềm báo vì thế đã lập nên ngôi miếu - tức chùa Mahasal Thatmon hiện nay để thờ cúng.

Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động:

  • Dâng cơm cho nhà sư vào buổi sáng

  • Mời các nhà sư tụng kinh cầu an vào buổi tối

  • Nghe thuyết pháp giáo lý nhà Phật tại chùa

  • Các hoạt động vui chơi giải trí văn nghệ náo nhiệt

  • Sau lễ hội, những người phụ nữ sẽ mang vật phẩm cúng và tro nhang đi tế bái đất đai và hồn lúa

Trên đây là top 6 lễ hội ở Sóc Trăng hấp dẫn du khách ghé thăm và tham gia. Mỗi một lễ hội đều mang một nét độc đáo riêng biệt của mình khó có thể lẫn vào đâu được. Hãy cùng Go Travel làm một chuyến du lịch Sóc Trăng khám phá những điểm đẹp của vùng đất này bạn nhé!

Tháng 11 này, Sóc Trăng đang chào đón lễ hội Ok Om Bok với nhiều hoạt động hấp dẫn như thả đèn, giải đua ghe ngo,... Để giúp quý khách hàng có thể tiếp cận với văn hóa của đồng bào Khmer. Go Travel thực hiện mở bán tour du lịch Cần Thơ - Sóc Trăng lễ Ok Om Bok và đua Ghe Ngo năm 2022:

Hành trình: 3 ngày 2 đêm

Giá trọn gói chỉ: 3.990.000 VNĐ

Ngày khởi hành: 7/11/2022

Lưu trú khách sạn 3 - 4 sao

 

Gọi ngay 0934 105 788 hoặc để lại thông tin qua biểu mẫu dưới đây để đăng ký tour du lịch Sóc Trăng - Cần Thơ. Cùng Go Travel "Trẩy hội sông trăng Ok Om Bok Festival năm 2022" bạn nhé! 

Tác giả:Go Travel
Theo nguồn:Go Travel

Đánh giá: 4.9/5 trong 2339 Đánh giá

Khách hàng tiêu biểu Xem tất cả