Thích ứng an toàn với Covid-19 là điều kiện cần và đủ để phục hồi ngành du lịch

Vừa qua, Báo Nhân Dân và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện buổi tọa đàm về việc phục hồi ngành du lịch khi thích ứng an toàn với Covid-19. Với mục tiêu có thể triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP do Chính phủ ban hành ngày 11/10 về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

Trong gần hai năm, ngành du lịch đã phải chịu thiệt hại nặng nề do bị ảnh hưởng của dịch COVID-19. Vào thời điểm cả nước đang bắt đầu bước vào giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính Phủ nhằm thực hiện mục tiêu kép là bảo vệ tối đa sức khỏe người dân và khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.  Có thể thấy đây là một bước ngoặt giúp cho ngành du lịch có thể phục hồi và phát triển trở lại như lúc ban đầu.

Nghị quyết 128 là tín hiệu vui cho ngành du lịch

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch. Theo ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, chưa có thời điểm nào mà ngành du lịch lại gặp khó khăn như lúc này. Mọi thứ bị đình trệ, đóng băng hoàn toàn, nguồn nhân lực của du lịch bị mất việc do tác động của đại dịch.

Ông Minh nhận định nghị quyết 128 là một tín hiệu vui với ngành du dịch. Điều này giúp cho du lịch Việt Nam có thêm động lực phục hồi từng bước. Dần dần trở lại quỹ đạo lúc đầu, tiếp tục phát triển mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. 

Ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết. Bộ cũng đang được Chính Phủ giao trách nhiệm phối hợp các bộ, ngành xây dựng kế hoạch phục hồi nền kinh tế sau dịch.  Bộ đang tiếp cận theo hướng phải nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam, hỗ trợ cho các địa phương, doanh nghiệp phục hồi và phát triển du lịch.

Tâm lý du lịch của du khách đang có sự thay đổi sau đại dịch

Thông qua khảo sát sơ bộ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết tâm lý người đi du lịch có sự thay đổi. Trước đây du khách thường đi theo nhóm đông người. Thời điểm hiện tại du khách có nhu cầu đi thành những nhóm nhỏ, gia đình.

Ông Hùng chia sẻ - "Bộ đang đề nghị các tỉnh, thành phố cố gắng làm mới, khu trú lại sản phẩm du lịch địa phương.  Theo tinh thần một tỉnh phải có một sản phẩm du lịch tiêu biểu và kết nối an toàn cho du khách lựa chọn sản phẩm du lịch". Theo nhu cầu du lịch của du khách sau đại dịch sẽ gồm có:

  • Nhóm nhỏ;

  • An toàn;

  • Trọn gói;

  • Hướng về những di tích, danh lam.

Thực hiện chính sách an toàn đến đâu mở cửa đến đó

Để có thể thích ứng an toàn với Covid-19 trong điều kiện bình thường mới sau khi mở cửa. Các doanh nghiệp du lịch đồng ý cho rằng không nên mở cửa một cách tự do mà phải thật thận trọng trước dịch bệnh. Áp dụng chính sách an toàn đến đây mở cửa đến đó. 

Mỗi địa phương cũng sẽ có cho mình ít nhất một sản phẩm du lịch an toàn. Thực hiện thí điểm đón khách du lịch theo từng giai đoạn: 

  • Giai đoạn 1 - Tập trung đón nguồn khách du lịch trong địa phương

  • Giai đoạn 2 - Sẽ thí điểm đón khách du lịch từ một số tỉnh, thành phố khác đã kiểm soát được dịch Covid-19

  • Giai đoạn 3 - Mở rộng đón khách từ các địa phương đã kiểm soát được dịch Covid-19

  • Giai đoạn 4  - Sau khi Phú Quốc đón thí điểm khách quốc tế thành công. Địa phương sẽ đề xuất cho phép đón du khách quốc tế.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Khánh Hoà chia sẻ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 gồm 3 lĩnh vực như:

  • Đối với cơ sở lưu trú;

  • Đối với doanh nghiệp lữ hành;

  • Đối với các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh

Nội dung của Bộ tiêu chí bao gồm các tiêu chí đối với khách du lịch, đối với việc di chuyển, lưu trú, tham quan tại các điểm tham quan nhằm đảm đảm an toàn du khách.

Hiện du lịch nội địa vẫn là chủ đạo để có thể phục hồi thị trường du lịch. Ngoài ra, các địa phương như Phú Quốc, Khánh Hoà sẽ sớm chuẩn bị các điều kiện để có thể đón hách quốc tế có hộ chiếu vaccine.



Tác giả:Gotravel
Theo nguồn:Internet

Đánh giá: 4.9/5 trong 198 Đánh giá

Khách hàng tiêu biểu Xem tất cả