Nguồn gốc - ý nghĩa - tục lệ của ngày Tết Đoan Ngọ có thể bạn chưa biết

Cứ vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch của mỗi năm, người dân Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung đều cùng nhau cúng kiếng, thực hiện các tục lệ và ăn uống những món ăn đặc trưng vào ngày ngày. Vậy bạn có nghe qua tên gọi Tết Đoan Ngọ chưa? Bạn có biết đến sự tích cũng như ý nghĩa của ngày tết này như thế nào không? Để hiểu rõ hơn hãy cùng Go Travel tìm hiểu ngay trong bài viết này bạn nhé!

Nguồn gốc - ý nghĩa - tục lệ của ngày Tết Đoan Ngọ có thể bạn chưa biết

Nguồn gốc - ý nghĩa - tục lệ của ngày Tết Đoan Ngọ có thể bạn chưa biết

Tết Đoan Ngọ là ngày gì?

Bạn có từng nghe qua câu ca dao: "Tháng tư đong đậu nấu chè/ Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm" này chưa? Nếu đã nghe rồi thì chính xác câu ca dao này đang đề cập đến thời điểm đón tết Đoan Ngọ đấy. Điều này chứng tỏ rằng tục lệ đón Tết Đoan Ngọ ở nước ta cũng rất phổ biến không thua gì các lễ tết khác trong năm.

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết Đoan Dương. Còn được biết đến một cái tên gọi khác thân thuộc hơn của người Việt đó chính là Tết diệt sâu bọ. Vì sao Tết Đoan Ngọ lại được tổ chức vào đúng ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch của mỗi năm? 

Theo TS Trần Long, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết. Khi xưa ông ba chúng ta thường có tập tục ăn tết vào tháng 11 Âm lịch (gọi là tháng Tý). Vì thế, tháng 5 là thời khắc đánh dấu cột mốc giữa năm, cũng là lúc bước vào vụ mùa. Vào lúc này, người dân sẽ làm lễ cúng tạ ơn trời đất, tổ tiên, ăn mừng mùa vụ thành công.

Người dân sẽ làm lễ cúng tạ ơn trời đất, tổ tiên, ăn mừng mùa vụ thành công 

Người dân sẽ làm lễ cúng tạ ơn trời đất, tổ tiên, ăn mừng mùa vụ thành công

TS Trần Long cũng có lời phân tích, chữ "Đoan" trong cụm từ Tết Đoan Ngọ có nghĩa là bắt đầu, còn chữ "Ngọ" tức chỉ giờ ngọ. Đây là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày (11 giờ - 13 giờ chiều). Đoan Ngọ ở đây còn có thể hiểu là thời khắc bắt đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm. 

Sự tích tết Đoan Ngọ

Chắc hẳn không ít người dù đã đón Tết mùng 5 tháng 5 rất nhiều lần nhưng vẫn không biết đến nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ từ đâu mà có? Thực tế lúc đầu, mọi người dâng cúng lễ vào ngày Đoan Ngọ chỉ với mục đích đánh dấu mốc thời tiết mới trong năm. Với việc thời tiết nóng bức, dễ gây ra bệnh tật, thương tích. Nên mọi người cũng cúng vái với ý nghĩa cầu được bình an, tránh được bệnh tật.

Tuy nhiên cũng có một số dị bản liên quan đến sự tích tết Đoan Ngọ đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

 

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

Nguồn gốc tết Đoan Ngọ tại Trung Quốc

Nguồn gốc tết Đoan Ngọ tại nước này liên quan đến truyền thuyết Khuất Nguyên. Sự tích được kể như sau:

Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở tên là Khuất Nguyên. Ông là một vị trung thần, và là một nhà văn hóa nổi tiếng vang danh tại nước Sở. Tương truyền, ông là tác giả của bài thơ "Ly Tao" nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa. Thể hiện tâm trạng đau buồn vì đất nước suy vong. Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại. Thế là, ông liền ôm một tảng đá rồi nhảy xuống sông Mịch La vào ngày 5 tháng 5. 

Dân chúng địa phương nghe được tin ông nhảy sông. Liền hò nhau chèo thuyền đến vớt xác ông nhưng không sao tìm thấy được. Sau đó họ liền đổ gạo xuống sông, mong cá dưới sông không động chạm tới thân xác của ông.

Vì thương tiếc cho một người trung nghĩa, đến ngày 5 tháng 5 năm mỗi năm. Người dân địa phương lại chèo thuyền ra giữa sông, mang theo gạo để tế Khuất Nguyên. Về sau, người ta đã thay đổi sang thuyền rồng cho thuyền con, và dùng bánh tro thay thế gạo để tế lễ. Hoạt động tế lễ Khuất Nguyên này còn được giữ mãi về sau và được gọi là ngày tết Đoan Ngọ.


Nguồn gốc tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Đối với sự tích tết Đoan Ngọ ở Việt Nam sẽ có liên quan mật thiết đến mùa màng của nước ta. Nguồn gốc về ngày tết này được truyền miệng như sau:

Theo truyền thuyết kể lại, khi thu hoạch vụ mùa. Nông dân dự ăn mừng vì trúng mùa thế nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến dày đặc. Chúng ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Lúc này người dân đau đầu không biết làm thế nào để có thể ngăn được nạn sâu bọ. Đột nhiên, có một ông lão tự xưng là Đôi Truân từ xa tiến tới.

Ông lão này đã hướng dẫn cho người dân mỗi nhà phải lập đàn cúng gồm có bánh tro, trái cây. Sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Người dân làm theo lời ông, đột nhiên một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn và để tưởng nhớ việc này. Mọi người đặt cho ngày này là ngày Tết "diệt sâu bọ". Ngoài ra, còn có một số gọi nó là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ là gì?

Dựa trên sự tích, truyền thuyết về đoan ngọ ở Việt Nam, ngoài việc diệt trừ sâu bọ phá hoại mùa màng, cầu cho một mùa vụ bội thu. Trong ngày này người dân còn "diệt sâu bọ" trong cơ thể mình, để mong có một cơ thể khỏe mạnh, ít bệnh tật. trong ngày ngày sẽ súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ. Tiếp đến ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say. Rồi ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Ngoài ra, một số làng quê ở Việt Nam xem Tết Đoan Ngọ là các tết sum họp đầm ấm giữa năm. Vì thế, con cháu từ nơi phương xa đi làm ăn kiếm sống. Cũng sẽ cố sắp xếp công việc trở về họp mặt cùng gia đình vào ngày này.

Các tục lệ ngày Tết Đoan Ngọ

Ngoài việc cúng lễ trong ngày Đoan Ngọ, một số địa phương cũng có kèm theo nhiều tục lệ khác nhau như:

  • Tục giết sâu bọ,

  • Tục nhuộm móng chân móng tay,

  • Tục đeo bùa tui bùa túi,

  • Tục tắm nước lá mùi,

  • Tục khảo cây lấy quả,

  • Tục hái thuốc vào giờ Ngọ,

  • Tục treo ngải cứu để trừ tà,

  • Tục đi siêu.

Các tục lệ ngày Tết Đoan Ngọ 

Các tục lệ ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ thường ăn những món gì?

1. Rượu nếp, cơm rượu

Theo quan niệm dân gian, bộ phận tiêu hóa trên cơ thể con người là nơi chứa đựng nhiều loại ký sinh trùng gây hại. Do nằm bên trong cơ thể con người nên không phải lúc nào cũng có thể tiêu diệt được. Tương truyền, cứ vào ngày 5 tháng 5, các loại ký sinh này thường ngoi lên. Chúng ta mới có thể tận dụng để loại bỏ chúng bằng cách ăn những thức ăn có vị chua, cay, chát. 

Mọi người thường sử dụng rượu nếp hoặc nếp cẩm trong dịp này. Bởi vị cay nóng, chua của cơm rượu được tin sẽ trị được các loại ký sinh này. Nếu thưởng thức vào buổi sáng thì càng hiệu nghiệm.

2. Bánh tro (bánh ú tro)

Bánh ú tro là loại bánh được làm bằng gạo ngâm qua nước tro và gói trong lá chuối. Bánh mang hương vị ngọt, dẻo, dễ ăn, mát ruột.

Phong tục ăn bánh tro được xem là món giúp cân bằng lại cơ thể, trung hòa các chất độc hại mà chúng ta đã nạp vào cơ thể hằng ngày. Theo Đông y, bánh tro có tính mát, giúp lợi tiểu, thải độc rất tốt. Việc ăn bánh tro còn giúp hỗ trợ các cơn nóng sốt âm ỉ trong người nhất là vào lúc hè nắng nóng như thế này.

Bánh ú tro - món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ 

Bánh ú tro - món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ

3. Ăn thịt vịt

Thịt vịt có tính hàn, vì thế rất được ưa chuộng trong những ngày nóng bức giữa hè. Vào ngày tết Đoan Ngọ ăn món ngày mang ý nghĩa cân bằng âm dương, làm mát cơ thể.

4. Trái cây

Trái cây là một trong những thứ không thể thiếu được trên mâm cỗ cúng gia tiên. Hương vị của trái cây ngọt bùi và chua thanh càng làm cho ngày Tết càng thêm đậm đà.

Trong dịp này người dân miền Bắc thường chọn trái vải, mận Hà Nội để dâng cúng rồi thưởng thức. Còn ở miền Nam thì lại chuộng xoài, chôm chôm, dưa hấu, vải,.. Khi chưng cúng và ăn các loại hoa quả này người dân mong ước mùa màng tươi tốt, cây trái sinh sôi tươi tốt.

Trái cây là một trong những thứ không thể thiếu được trên mâm cỗ trong ngày Đoan Ngọ 

Trái cây là một trong những thứ không thể thiếu được trên mâm cỗ trong ngày Đoan Ngọ

5. Chè hạt sen, chè đậu đen, trôi nước,...

Giữa thời tiết nắng nóng giữa năm, ăn một chén chè hạt sen và chè đậu đen có tác dụng giải nhiệt cực tốt. Thời tiết tháng 5 thường sáng nắng chiều mưa thất thường, dễ hình thành bệnh vặt. Nên ăn chè trong dịp tết này được nhiều người chọn với mục đích phòng bệnh và cầu mong mang lại sức khỏe.

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin đến bạn về phong tục, ý nghĩa  - nguồn gốc về ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam. Bạn có chia sẻ hay thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!

CÔNG TY HÂN HẠNH ĐỒNG HÀNH CÙNG QUÝ KHÁCH TRÊN MỖI HÀNH TRÌNH DU LỊCH! 

------------------ ♦ ♦ ♦ ♦ ♦ ♦ -------------------  

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP MIỄN PHÍ:

CÔNG TY TNHH TM & DV GO TRAVEL

Tác giả:Gotravel
Theo nguồn:Internet

Đánh giá: 4.9/5 trong 9724 Đánh giá

Khách hàng tiêu biểu Xem tất cả