Nét đẹp trong văn hóa trà đạo Nhật Bản
Nhắc đến Nhật Bản, một đất nước có nền văn hóa lâu đời với nhiều nét đẹp độc đáo, trong đó có văn hóa trà đạo. Trà đạo không chỉ là uống trà mà còn là thưởng trà và tỉ mỉ trong từng công đoạn chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu pha trà. Chính vì đó, văn hóa trà đạo Nhật Bản là một nghệ thuật tinh tế, cầu kỳ ẩn chứa cả nghệ thuật sống trong cách thưởng trà.
Lịch sử văn hóa trà đạo Nhật Bản
Vào thế kỷ 12, có một người cao tăng người Nhật tên là Eisai đã sang Trung Hoa để tham gia khóa học về đạo. Chính ông cũng là người viết ra sách "Khiết trà dưỡng sinh khí", về các thú uống trà. Trở về nước, vị sư đã mang theo một loại bột trà xanh được gọi là matcha và số hạt trà về trồng trước sân chùa. Nói về matcha, thời đó chỉ được dùng như một vị thuốc, sau đó trở thành một thức uống xa hoa mà chỉ giới thượng lưu mới được sử dụng.
Một số quy tắc của buổi tiệc trà đã được bởi giới Samurai - giai cấp thống trị Nhật Bản thời bấy giờ. Nhà sư Sen no Rikyu (1522 -1591), một trong những thương nhân giàu có đã kế thừa, sáng lập và hoàn thiện lễ nghi của một tiệc trà. Cuối thời Edo (1603 - 1868), thưởng trà đạo chỉ là đặc quyền của nam giới. Chỉ khi đến thời Meiji (1868 -1912) thì phụ nữ mới chính thức được tham dự tiệc trà.
Công dụng giúp thư giãn cùng với mùi hương thơm, vị đặc biệt dẫn nhiều người Nhật đến với bộ môn đầy lôi cuốn. Dần dần, uống trà được người Nhật cải tiến, kết hợp với tinh thần thiền của giáo lý Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng trà.
Tại sao văn hóa trà đạo Nhật Bản lại nổi tiếng, có sức hút?
Từ khởi đầu là uống trà đến trà đạo là một quá trình không ngừng nghỉ của người Nhật nhằm biến tục uống trà du nhập từ nước ngoài trở thành nghệ thuật sống của chính dân tộc mình. Người Nhật cho rằng đó không đơn giản là những phép tắc uống trà mà qua đó còn mong muốn hòa vào thiên nhiên, thanh lọc tâm hồn, tu tâm dưỡng tính.
Nguyên tắc Hòa - Kính - Thanh - Lịch
Hòa - Kính - Thanh - Lịch là 4 nguyên tắc cơ bản trong trà đạo:
- Hòa có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân với trà thất. Trong đó: trà nhân là người pha trà, người uống trà; Trà thất là phòng trà, các dụng cụ pha trà.
- Kính là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác, thể hiện sự tri ân cuộc sống.
- Thanh: Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh.
- Tịch: là "cảnh giới" cao nhất của tâm hồn thanh thản, yên bình. Đó là sự vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cảm giác vắng vẻ, yên tĩnh.
Trà Nhật Bản có bao nhiêu loại?
Khi nhắc đến trà Nhật Bản, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ đến Matcha là đầu tiên. Nhưng thực ra trà Nhật có đến hơn 10 loại, mỗi loại đều có hương vị khác nhau. Có loại dùng để uống hằng ngày, loại dùng để mời khách và có cả loại cả năm chỉ uống vài lần tùy theo sở thích, giá cả và mùa trong năm.
-
Sencha: trà lá được uống trong cuộc sống hàng ngày, chiếm 80% sản lượng trà Nhật. Lá trà được sấy ngay sau khi hái để ngăn chặn sự lên men; tạo màu sắc tươi sáng, sống động cho trà.
-
Houjicha: Lá trà Sencha khi đem sao ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành loại trà khác, tên là Houjicha, có màu nâu. Điểm đặc trưng của Houjicha là hương thơm bốc lên ngào ngạt ngay khi cho nước nóng vào. Đây là loại trà được uống nhiều xếp sau Sencha, được mọi thế hệ yêu thích. Do lá trà được sao nên giảm đi rất nhiều lượng caffeine và tanin.
-
Matcha: Sau khi hái, lá trà được đem đi hấp rồi sấy khô. Trước khi được nghiền thành bột bằng cối xay, người ta phải loại bỏ cuống thân và gân lá. Ngược với độ phổ biến rộng rãi của những món ngọt từ Matcha, ngày nay người ta chỉ uống Matcha vào những dịp đặc biệt.
-
Gyokuro: là loại trà cao cấp được nuôi trồng bằng phương pháp đặc biệt, tránh ánh nắng trực tiếp, gọi là Kabuse. Phương pháp này ngăn chặn quá trình quang hợp của cây trà, làm giảm chất catechin vốn là thành phần gây vị chát trong trà, đồng thời tăng thêm chất tanin giúp dậy lên vị ngon đặc sắc. Mặc dù cũng là lá chà sấy khô như Sencha, nhưng giá thành Gyokuro lại cao hơn nhiều.
-
Bancha: Sau thời điểm thu hoạch Sencha từ cuối tháng 2 đến hết tháng 5, chồi non và lá trà bắt đầu phát triển và đây chính là thời gian thích hợp để thu hoạch Bancha. Trà được làm từ lá trà tháng sáu được gọi là nibancha, tháng 8 là sanbancha, còn tháng 10 là yonbancha. Trà Bancha được sản xuất từ than trên ngọn cây. Những lá trà già sẽ bị loại bỏ. Bancha chát hơn Sencha và không thơm bằng nên thường được sử dụng làm thức uống nhẹ sau bữa ăn. Do chứa nhiều flo nên Bancha có công dụng ngừa sâu răng và hôi miệng.
-
Mecha: Đây là loại trà thượng hạng nhất trong các loại trà truyền thống của Nhật Bản bởi khâu tuyển chọn nguyên liệu cũng như chế biến vô cùng tinh tế. Những búp trà non được chọn lựa kỹ lưỡng mang đến vị ngọt đậm đà tự nhiên lôi cuốn người thưởng thức.
-
Genmaicha: Loại trà đặc biệt này được sản xuất bằng cách trộn gạo rang với trà (tỷ lệ 1:1) do vậy, loại trà này chứa ít cafein hơn các loại trà nguyên chất. Chính vì thế mà loại Genmaicha rất được ưa chuộng bởi những người già và trẻ nhỏ, đặc biệt với những ai có sức khỏe nhạy cảm.
-
Kukicha: Loại trà này có vị ngọt thanh và hương thơm thoang thoảng rất đặc biệt. Khi pha trà, chỉ cần ngửi mùi thôi cũng cảm thấy cơ thể trở nên nhẹ nhàng và thật sảng khoái.
-
Tama - ryokucha: Loại trà này khá đặc biệt vì khi chế biến, người ta lược bớt công đoạn chuốt thẳng trà, thay vào đó, họ cho vào lò sấy và quay bằng gió nhiệt. Trà Tama-ryokucha có vị chát nhẹ, dịu. Khi thưởng thức, chỉ nên nhấp từng chút một.
Lưu ý khi thưởng trà đạo Nhật Bản
- Trước khi thưởng thức trà: Không đeo trang sức kim loại và đồng hồ; phụ nữ không nên mặc váy ngắn, đàn ông nên đi tất trắng; Không nên xịt nước hoa đậm đặc dẫn đến mùi quá nồng dẫn đến mất lịch sự khi thưởng trà.
- Trong lúc uống trà: Xoay bát trà theo kim đồng hồ, lòng bàn tay trái đặt dưới đáy bắt; tay phải vuốt ve bát trà và đồ uống. Khi uống bạn phải tập trung vào bát trà thay vì nhìn xung quanh. Sau khi uống, xoay mặt trước của bát trà ngược kim đồng hồ về hướng của nghệ nhân pha trà. Làm như vậy thì bạn mới có thể nói chuyện với người nghệ nhân đó.
- Sau khi thưởng trà: Nếu bạn uống trà loãng, sau khi uống hết phải lau cạnh bát khi đã uống xong. Nếu đó là trà mạnh, bạn không cần phải uống tất cả. Khi lau chỉ sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ.
5 bước để học pha trà đạo Nhật Bản đúng cách
Bước 1: Về nước pha trà
Thường, chúng ta sẽ dùng nước đang sôi để pha trà? Nhưng thực tế nguyên tắc pha trà thường được giữ ở 800 - 900 độ C, được đựng trong một bình thủy hoặc nấu trong 1 cái ấm kim khí không nắp trên bồn than yếu.
Bước 2: Làm ấm dụng cụ pha trà
Ấm trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi để làm ấm dụng cụ. Sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng. Sau đó cho trà vào ấm. Vì trà của Nhật là dạng bột nên thường mỗi người khách là một muỗng cafe trà xanh. Tùy vào nhu cầu của người uống, nếu muốn uống đậm thì nên cho nhiều hơn.
Bước 3: Pha trà
Đối với loại trà đậm, ngon, loại thượng hạng thì bạn có thể pha thêm 4, 5 lần. Còn trà loại thường chỉ cần pha 2 - 3 lần thôi.
Lần 1: Pha với nước ở 60 độ C, để trà ngấm trong 2 phút rồi rót ra mời khách.
Lần 2: Pha với nước nóng ở 80 độ C khoảng 30 - 40 giây, lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay. Nước pha trà
Lần 3: Pha trà ở nhiệt độ 90 độ C khoảng 30 - 40 giây rồi rót trực tiếp vào bình trà. Về lượng nước pha trà, người pha trà phải ước lượng được cho bao nhiêu nước vào bình. Cách pha trà xanh của Nhật Bản sẽ khác với cách pha của người Trung Hoa hay cũng không giống người Việt Nam được.
Đó là cần phải biết dung tích của tách uống trà và số lượng tách để vừa đúng với lượng nước mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha. Nếu còn sót lại sẽ làm giảm chất lượng của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt độ. Chưa hết, nước trà bị oxy hóa sẽ làm mất độ xanh vốn có của trà.
Bước 4: Cách rót trà
Để không có sự khác biệt về độ đậm nhạt nước trà trong mỗi tách; tất cả các tách sẽ được để trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1,2, 3,.... Lần đầu sẽ rót 30ml, sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 3,2,1 mỗi lần 20ml. Nếu còn dư ít trong bình thì nên co giãn để phân đều cho các tách rồi mới mời khách.
Bước 5: Cách uống trà
Khi uống trà xanh Nhật Bản, người Nhật thường ăn kèm một vài loại bánh ngọt để làm gia tăng hương vị của trà. Trước khi uống trà, người ta ăn vài miếng bánh. Sau đó thỉnh thoảng sẽ thêm ăn bánh và uống miếng trà. Với cách này sẽ làm tăng hương vị của trà xanh một cách lạ kỳ Với cách uống trà cầu kỳ, độc đáo và tinh tế này của người Nhật đã đưa cách uống trà Nhật trở thành một nghệ thuật mà cả thế giới phải nể phục và luôn mong muốn được thưởng thức.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về nguồn gốc trà đạo Nhật Bản; sức hút của bộ môn đầy nghệ thuật mà vô cùng kỳ công Nhật Bản; nét đẹp trong văn hóa trà đạo Nhật Bản...
Go Travel - địa chỉ uy tín tại TPHCM, chuyên về các chương trình tour du lịch độc lạ, hấp dẫn. Đặc biệt GoTravel còn có các tour du lịch thiết kế phục vụ yêu cầu của khách hàng.
Đến với Go Travel bạn sẽ được "trải nghiệm dịch vụ hoàn hảo", chi tiết liên hệ:
CÔNG TY TNHH TM - DV GO TRAVEL
Địa chỉ (mới): 186 - 188 Nguyễn Duy, P. 9, Q.8, TP.HCM
Hotline: 0934 105 788
Website:https://gotravel.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/dulichgotravel
Email: info@gotravel.vn
Tác giả:Nguyễn Thị Tú Anh
Theo nguồn:Sưu tầm