3 Điều Thú Vị Về Ngày Lễ Giáng Sinh Mà Bạn Chưa Biết
1. Tại sao Giáng Sinh lại được tổ chức vào ngày 25.12?
Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy Chúa Jesus có thực sự sinh vào ngày 25.12 hay không, vậy tại sao lễ Giáng Sinh lại được cử hành vào ngày đó? Vào thời kì ấy, trước sự cấm đoán và bắt bớ của chính quyền La Mã đối với sự chào đời của Chúa Jesus, các quan chức Giáo hội đã quyết định chọn ngày 25.12 - trùng đúng với ngày lễ "Thần Mặt Trời" của người La Mã để tổ chức ăn mừng, bên cạnh đó âm thầm tìm kiếm những người ngoại đạo chọn Kitô giáo là tôn giáo chính thức.
2. Tại sao cây thông lại được gắn liền với ngày lễ Giáng Sinh?
Theo quan niệm của nhiều người phương Tây, màu xanh là màu tượng trưng cho sự vĩnh cửu, phồn vinh và ấm no. Trong khi các loài cây khác đều khô héo trước cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông, cây thông vẫn có thể xanh tốt, vươn mình trước tuyết. Đó là lý do loài cây này được chọn là biểu tượng cho dịp Giáng Sinh.Vào năm 1841, khi Hoàng tử Albert và Nữ hoàng Victoria trang trí cây thông Noel đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windson bằng nến cùng với rất nhiều kẹo, hoa quả. Sau đó, nhiều gia đình giàu có ở Anh đã học theo. Cuối cùng, phong tục cây thông Noel không chỉ phổ biến ở Anh mà còn ở khắp các vùng thuộc địa của Anh và tới cả những vùng đất mới như Canada.
3. Vì sao lại có nghi thức truyền thống treo vớ gần lò sưởi dịp Giáng Sinh?
Tương truyền rằng, khi xưa, có một người đàn ông góa vợ từ sớm, một mình nuôi ba cô con gái trong điều kiện vô cùng khó khăn. Vào thời kì đó, để gả con gái, cha mẹ phải cung cấp của hồi môn cho người chồng tương lai. Cho nên khi cả ba cô gái đến tuổi trưởng thành, dù rất xinh đẹp cũng không thể gả cho ai vì gia đình quá nghèo. Điều đó khiến ông bố lo lắng đến sinh bệnh. Vì vậy một đêm, Thánh Nicholas đã trượt xuống ống khói của gia đình họ, khi nhìn thấy chiếc vớ của các cô con gái được giặt và đưa lại gần lò sưởi để sấy khô, ông đã nhét vào mỗi chiếc một ít đồng tiền vàng, sau đó lặng lẽ rời khỏi nhà.Đây là một câu chuyện tuy không rõ nguồn gốc, nhưng ngày càng được phổ biến rộng rãi để lý giải cho lịch sử của truyền thống treo vớ dịp Giáng Sinh.
Tác giả:Hải Triều
Theo nguồn:Internet